Xem danh mục

Thủ tục Phê duyệt phương án, điều chỉnh phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn UBND tỉnh quản lý

3 phút đọc

I. Thông tin chung #

II. Căn cứ pháp lý #

III. Văn bản liên quan #

Văn bản pháp lý

08/2017/QH14


Hiệu lực văn bản: Hết Hiệu lực một phần
LUẬT THỦY LỢI

LUẬT THỦY LỢI

Quốc hội
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 08/2017/QH14

LUẬT

THỦY LỢI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quốc hội ban hành Luật Thủy lợi

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi; thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước.

2. Hoạt động thủy lợi bao gồm điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

3. Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.

4. Thủy lợi nội đồng là công trình kênh, mương, rạch, đường ống dẫn nước tưới, tiêu nước trong phạm vi từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác.

5. Công trình thủy lợi đầu mối là công trình thủy lợi ở vị trí khởi đầu của hệ thống tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, điều tiết nước hoặc công trình ở vị trí cuối của hệ thống tiêu, thoát nước.

6. Hệ thống dẫn, chuyển nước bao gồm kênh, mương, rạch, đường ống, xi phông, tuynel,

2

cầu máng dùng để dẫn, chuyển nước.

7. An toàn đập, hồ chứa nước là việc thực hiện các biện pháp thiết kế, thi công, quản lý, khai thác nhằm bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa nước, các công trình có liên quan, an toàn cho người và tài sản vùng hạ du đập.

8. Vùng hạ du đập là vùng bị ngập lụt khi hồ xả nước theo quy trình; xả lũ trong tình huống khẩn cấp hoặc vỡ đập.

9. Tình huống khẩn cấp là trường hợp mưa, lũ vượt tần suất thiết kế; động đất vượt tiêu chuẩn thiết kế trên lưu vực hồ chứa nước hoặc tác động khác gây mất an toàn cho đập.

10. Chủ sở hữu công trình thủy lợi là cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

11. Chủ quản lý công trình thủy lợi là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc tổ chức được Nhà nước giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu; tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

12. Tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

13. Khai thác công trình thủy lợi là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế của công trình thủy lợi để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

14. Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra do khai thác công trình thủy lợi.

15. Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là khoản tiền phải trả cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

Điều 3. Nguyên tắc trong hoạt động thủy lợi

1. Phù hợp với nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, kết hợp theo đơn vị hành chính, phục vụ đa mục tiêu.

2. Bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

3. Chủ động tạo nguồn nước, tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước giữa các mùa và vùng; bảo đảm yêu cầu sản xuất, sinh hoạt theo hệ thống công trình thủy lợi, lưu vực sông, vùng và toàn quốc.

4. Sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, đúng mục đích; bảo đảm số lượng, chất lượng nước trong công trình thủy lợi.

5. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; huy động sự tham gia của toàn dân trong hoạt động thủy lợi.

3

6. Tổ chức, cá nhân được sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và phải trả tiền theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản trước những tác động bất lợi trong quá trình xây dựng và khai thác công trình thủy lợi.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy lợi

1. Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu.

2. Ưu đãi thuế đối với tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; hệ thống tưới, tiêu tiên tiến và hiện đại; hệ thống xử lý nước thải để tái sử dụng.

4. Hỗ trợ đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa công trình thủy lợi.

5. Hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phù hợp với từng lĩnh vực, nhóm đối tượng sử dụng.

6. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trong trường hợp phục vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng.

7. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư; khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

8. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người trực tiếp hoặc tham gia hoạt động thủy lợi; khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ trong hoạt động thủy lợi.

Điều 5. Tiết kiệm nước trong hoạt động thủy lợi

1. Việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trong hoạt động thủy lợi phải tuân theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước và các quy định sau đây:

a) Trong lập quy hoạch, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải đề xuất, lựa chọn giải pháp nguồn sinh thủy, tạo nguồn nước, chống thất thoát nước, sử dụng nước tại chỗ, tái sử dụng nước, kết nối hệ thống thủy lợi liên vùng;

b) Trong quản lý, khai thác phải kiểm kê nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện điều hòa, phân phối, sử dụng nước hợp lý, chống thất thoát nước;

c) Việc tổ chức sản xuất của các ngành kinh tế sử dụng nước, bố trí cơ cấu mùa, vụ, cây trồng, vật nuôi phải phù hợp với điều kiện nguồn nước và có phương án sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;

d) Sử dụng nước tưới cho cây trồng phải tiết kiệm, hiệu quả và khuyến khích áp dụng công

4

nghệ tưới tiên tiến.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích.

Điều 6. Khoa học và công nghệ trong hoạt động thủy lợi

1. Ứng dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo diễn biến nguồn nước, số lượng, chất lượng nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, bờ sông, bờ biển, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động phát triển trên lưu vực sông để phục vụ hoạt động thủy lợi.

2. Ứng dụng công nghệ tiên tiến để tiết kiệm và tái sử dụng nước.

3. Ưu tiên nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên và hệ sinh thái nước; bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

Điều 7. Hợp tác quốc tế trong hoạt động thủy lợi

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, cùng có lợi trong hoạt động thủy lợi trên các sông liên quốc gia, các sông, suối biên giới giữa Việt Nam với quốc gia liên quan.

2. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động thủy lợi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Trao đổi thông tin về hoạt động thủy lợi trên các sông liên quốc gia, sông, suối biên giới giữa Việt Nam với quốc gia liên quan.

4. Ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và huy động nguồn lực trong hoạt động thủy lợi.

5. Chủ động tham gia các tổ chức quốc tế liên quan đến hoạt động thủy lợi.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy lợi

1. Xây dựng công trình thủy lợi không đúng quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đổ chất thải, rác thải trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; xả nước thải trái quy định của pháp luật vào công trình thủy lợi; các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi.

3. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình thủy lợi.

4. Ngăn, lấp, đào, nạo vét, hút bùn, cát, sỏi trên sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao trái phép làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi.

5. Sử dụng xe cơ giới vượt tải trọng cho phép đi trên công trình thủy lợi; sử dụng xe cơ giới, phương tiện thủy nội địa lưu thông trong công trình thủy lợi khi có biển cấm, trừ các loại xe, phương tiện ưu tiên theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

6. Cản trở việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thủy lợi.

5

7. Khai thác nước trái phép từ công trình thủy lợi.

8. Tự ý vận hành công trình thủy lợi; vận hành công trình thủy lợi trái quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

9. Chống đối, cản trở hoặc không chấp hành quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc ứng phó khẩn cấp khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố.

10. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

11. Thực hiện các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khi chưa có giấy phép hoặc thực hiện không đúng nội dung của giấy phép được cấp cho các hoạt động quy định tại Điều 44 của Luật này.

Chương II

ĐIỀU TRA CƠ BẢN, CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH THỦY LỢI

Điều 9. Điều tra cơ bản thủy lợi

1. Điều tra cơ bản thủy lợi được thực hiện hằng năm hoặc đột xuất để thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học, lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

2. Điều tra cơ bản thủy lợi bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Hiện trạng về số lượng, chất lượng, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

b) Hiện trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế chính sách trong hoạt động thủy lợi;

c) Tác động của công trình thủy lợi đến môi trường và đời sống của người dân;

d) Thu thập thông tin, quan trắc, giám sát về số lượng, chất lượng nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, bờ sông, bờ biển phục vụ hoạt động thủy lợi;

đ) Tác động của biến đổi khí hậu, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, bờ sông, bờ biển, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông đến hoạt động thủy lợi.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra cơ bản thủy lợi, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra cơ bản thủy lợi trên địa bàn.

4. Thẩm quyền phê duyệt, công bố và quản lý kết quả điều tra cơ bản thủy lợi được quy định như sau:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, công bố và quản lý kết quả điều tra cơ bản thủy lợi do Bộ tổ chức điều tra;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố và quản lý kết quả điều tra cơ bản thủy lợi do Ủy ban tổ chức điều tra.

6

Điều 10. Chiến lược thủy lợi

1. Chiến lược thủy lợi được xây dựng cho chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 30 năm hoặc dài hơn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Chiến lược thủy lợi được cập nhật, điều chỉnh khi có sự thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc khi có biến động lớn do thiên tai.

2. Chiến lược thủy lợi xác định quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo, tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển thủy lợi trên phạm vi toàn quốc.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược thủy lợi.

Điều 11. Quy hoạch thủy lợi

1. Quy hoạch thủy lợi làm cơ sở để đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Quy hoạch thủy lợi bao gồm:

a) Quy hoạch thủy lợi tổng hợp được lập trên phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính để giải quyết tổng hợp các vấn đề cấp, tưới, tiêu, thoát nước; phòng, chống thiên tai liên quan đến nước;

b) Quy hoạch thủy lợi chuyên đề được lập trên phạm vi vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính để giải quyết một trong các vấn đề cấp, tưới, tiêu, thoát nước; phòng, chống thiên tai liên quan đến nước.

3. Quy hoạch thủy lợi vùng, quy hoạch hệ thống công trình thủy lợi, quy hoạch thủy lợi theo đơn vị hành chính phải phù hợp với quy hoạch thủy lợi toàn quốc, quy hoạch thủy lợi lưu vực sông.

4. Quy hoạch thủy lợi được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm hoặc dài hơn và được rà soát theo định kỳ 05 năm.

5. Quy hoạch thủy lợi được điều chỉnh khi có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chiến lược thủy lợi hoặc khi có biến động lớn tác động đến mục tiêu chính của quy hoạch thủy lợi.

Điều 12. Nguyên tắc lập quy hoạch thủy lợi

1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược thủy lợi; quy hoạch tài nguyên nước.

2. Gắn kết với quy hoạch kết cấu hạ tầng và các quy hoạch liên quan.

3. Bảo đảm quản lý tổng hợp tài nguyên nước, thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi; thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông; phát triển bền vững.

4. Phục vụ đa mục tiêu, bảo đảm hài hòa giữa khai thác với bảo vệ tài nguyên, môi

7

trường, phòng, chống thiên tai. Chú trọng cấp nước cho hải đảo, vùng ven biển, khu vực biên giới, miền núi và vùng ven hồ chứa thủy điện.

5. Bảo đảm cân đối nguồn nước trong phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính; chuyển nước từ nơi thừa đến nơi thiếu; trữ nước mùa mưa cho mùa khô, năm nhiều nước cho năm ít nước.

6. Bảo đảm việc tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình lập quy hoạch thủy lợi.

Điều 13. Nội dung quy hoạch thủy lợi

1. Quy hoạch thủy lợi xác định phương hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bổ nguồn lực thủy lợi theo phạm vi quy hoạch.

2. Quy hoạch thủy lợi bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, nguồn nước; điều kiện kinh tế - xã hội; nguồn lực; đánh giá hiện trạng thủy lợi, kết quả thực hiện quy hoạch thủy lợi kỳ trước;

b) Dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển, nguồn nước trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, phát triển các lưu vực sông; dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ, nguồn lực ảnh hưởng trực tiếp đến thủy lợi;

c) Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với thủy lợi; cơ hội và thách thức đối với phát triển thủy lợi;

d) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển thủy lợi;

đ) Phân tích, tính toán và xây dựng phương án thủy lợi theo các kịch bản phát triển trên phạm vi toàn quốc, vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, đơn vị hành chính. Bảo đảm tạo nguồn, tích trữ, cân đối, điều hòa, phân phối nguồn nước, giảm thiểu rủi ro hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và các thiên tai khác liên quan đến nước;

e) Đề xuất giải pháp, danh mục công trình, dự án, thứ tự ưu tiên; đề xuất, kiến nghị rà soát để phục vụ điều chỉnh các quy hoạch có liên quan đến thủy lợi bảo đảm đồng bộ, thống nhất;

g) Định hướng nhu cầu sử dụng đất phục vụ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi; nhu cầu sử dụng đất để chứa vật liệu nạo vét, mở rộng kênh, mương;

h) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch;

i) Hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch.

Điều 14. Lập, phê duyệt, điều chỉnh, công bố, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi

1. Trách nhiệm lập, rà soát quy hoạch thủy lợi được quy định như sau:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập, rà soát quy hoạch thủy lợi toàn quốc,

8

vùng, lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi liên quan từ hai tỉnh trở lên, hệ thống công trình thủy lợi lớn, có tính chất phức tạp trong phạm vi tỉnh;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, rà soát quy hoạch thủy lợi trên địa bàn, trừ quy hoạch quy định tại điểm a khoản này.

2. Thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi toàn quốc;

b) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trừ quy hoạch thủy lợi toàn quốc;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi do mình lập, rà soát sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Công bố, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi được quy định như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi được phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố công khai nội dung quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố công khai nội dung quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. Việc công khai nội dung quy hoạch được thực hiện trong suốt thời kỳ quy hoạch;

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này và theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện giám sát thực hiện quy hoạch thủy lợi.

Chương III

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Điều 15. Nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

1. Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải tuân thủ pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi khó huy động các nguồn lực xã hội, hồ chứa nước ở vùng khan hiếm nước; công trình thủy lợi kết hợp phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai; công trình thủy lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu.

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi có trách nhiệm đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

4. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng

9

hoặc hợp tác đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo hình thức đối tác công tư.

5. Việc xây dựng các công trình thủy lợi phải tính đến khả năng điều hòa, chuyển, phân phối, sử dụng nước giữa công trình thủy lợi và nguồn nước khác.

6. Việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải được tính toán chặt chẽ các yếu tố địa chất, địa chấn để bảo đảm an toàn cao nhất cho công trình và tính mạng con người.

Điều 16. Phân loại và phân cấp công trình thủy lợi

1. Phân loại và phân cấp công trình thủy lợi để phục vụ đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Loại công trình thủy lợi được xác định theo quy mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ rủi ro vùng hạ du, bao gồm công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa và công trình thủy lợi nhỏ.

3. Cấp công trình thủy lợi được xác định theo quy mô, nhiệm vụ, điều kiện địa chất nền và yêu cầu kỹ thuật xây dựng công trình, bao gồm công trình thủy lợi cấp đặc biệt, công trình thủy lợi cấp I, công trình thủy lợi cấp II, công trình thủy lợi cấp III và công trình thủy lợi cấp IV.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 17. Yêu cầu trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

1. Việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với quy hoạch thủy lợi;

b) Áp dụng các giải pháp để giảm thiểu tổn thất nước và giảm diện tích đất phải sử dụng khi xây dựng công trình;

c) Phải tính đến yếu tố kết nối giữa các công trình thủy lợi, giữa công trình thủy lợi với công trình hạ tầng kỹ thuật khác có liên quan, giữa các vùng, nguồn nước;

d) Đồng bộ từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng, khép kín trong hệ thống công trình thủy lợi;

đ) Kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình;

e) Bố trí đủ nguồn lực để thi công công trình trong giai đoạn vượt lũ, chống lũ an toàn;

g) Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

2. Dự án bảo trì, nâng cấp, hiện đại hóa công trình thủy lợi phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này và bảo đảm giảm thiểu ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của công trình thủy lợi.

Điều 18. Đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước

1. Đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 của Luật này và các quy định sau đây:

a) Việc bố trí tổng thể và thiết kế kết cấu đập phải tạo thuận lợi cho công tác quản lý an toàn

10

đập, ứng cứu đập khi xảy ra sự cố và bảo trì, nâng cấp, sửa chữa khi công trình bị hư hỏng;

b) Quy trình vận hành cửa van, quy trình bảo trì cho từng hạng mục công trình phải được lập, phê duyệt cùng với hồ sơ thiết kế và bàn giao cho chủ quản lý đập, hồ chứa nước khi bàn giao đưa công trình vào khai thác;

c) Đối với tràn xả lũ của đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết phải lắp đặt hệ thống giám sát vận hành; thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước;

d) Đối với đập, hồ chứa nước lớn có tràn tự do phải lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước.

2. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước có trách nhiệm lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.

3. Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước có trách nhiệm lập quy trình vận hành hồ chứa, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước và bàn giao cho tổ chức, cá nhân khai thác, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, phòng, chống thiên tai.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương IV

QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ VẬN HÀNH HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN PHỤC VỤ THỦY LỢI

Mục 1

QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

Điều 19. Nguyên tắc quản lý, khai thác công trình thủy lợi

1. Quản lý thống nhất theo hệ thống công trình thủy lợi, từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng; phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nước phục vụ sản xuất, dân sinh và các ngành kinh tế.

2. Tuân thủ quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có phương án ứng phó thiên tai.

3. Bảo đảm hài hòa các lợi ích, chia sẻ rủi ro, hạn chế tác động bất lợi đến các vùng liên quan; phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu của hệ thống thủy lợi.

4. Quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải có sự tham gia của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các bên có liên quan.

5. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Điều 20. Nội dung quản lý, khai thác công trình thủy lợi

11

1. Quản lý nước bao gồm nội dung chính sau đây:

a) Thu thập thông tin dự báo khí tượng thủy văn; đo đạc, quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực; quan trắc, dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, úng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, số lượng, chất lượng nước; kiểm kê nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi, phân tích nhu cầu sử dụng nước;

b) Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước, sử dụng nước; kiểm soát chất lượng nước, xâm nhập mặn; thực hiện phương án ứng phó thiên tai;

c) Bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; kiểm tra, kiểm soát việc xả chất thải, nước thải vào công trình thủy lợi;

d) Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý, phân phối nước trong hệ thống công trình thủy lợi.

2. Quản lý công trình bao gồm nội dung chính sau đây:

a) Đo đạc, quan trắc, giám sát, kiểm tra, kiểm định, đánh giá an toàn công trình thủy lợi;

b) Quản lý, tổ chức thực hiện bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố công trình, máy móc, thiết bị; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

c) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai và phương án bảo vệ công trình thủy lợi;

d) Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý công trình thủy lợi.

3. Quản lý kinh tế bao gồm nội dung chính sau đây:

a) Tổ chức lập, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

b) Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

c) Ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

d) Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và các nguồn lực được giao;

đ) Định kỳ đánh giá hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác tổng hợp, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ để phát huy năng lực công trình thủy lợi;

e) Lập, lưu trữ hồ sơ về quản lý tài sản, tài chính.

Điều 21. Trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi

1. Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước, trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi được quy định như sau:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt,

12

công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

2. Đối với công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý.

Điều 22. Trách nhiệm của chủ sở hữu, chủ quản lý công trình thủy lợi

1. Trách nhiệm của chủ sở hữu công trình thủy lợi được quy định như sau:

a) Thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm kinh phí bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

2. Trách nhiệm của chủ quản lý công trình thủy lợi được quy định như sau:

a) Quản lý việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo mục tiêu, nhiệm vụ thiết kế và tiềm năng, lợi thế của công trình;

b) Lựa chọn, ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; giám sát việc cung cấp và sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

c) Chủ trì thực hiện điều tra, đánh giá hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo định kỳ 05 năm hoặc đột xuất; quyết định theo thẩm quyền hoặc trình chủ sở hữu quyết định đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá định kỳ 05 năm hoặc đột xuất;

d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Tổ chức và phương thức khai thác công trình thủy lợi

1. Chủ thể khai thác công trình thủy lợi bao gồm:

a) Doanh nghiệp;

b) Tổ chức thủy lợi cơ sở;

c) Cá nhân.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Chính phủ.

3. Cơ quan quản lý công trình thủy lợi quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này quyết định phương thức khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước như sau:

a) Công trình thủy lợi lớn, quan trọng đặc biệt được giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác và thực hiện theo phương thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ;

13

b) Công trình thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này được thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng.

4. Đối với công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó quyết định phương thức khai thác.

Mục 2

VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN PHỤC VỤ THỦY LỢI

Điều 24. Quy trình vận hành công trình thủy lợi

1. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải vận hành công trình theo quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Trách nhiệm lập và điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như sau:

a) Chủ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải lập quy trình vận hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi đưa vào khai thác;

b) Đối với công trình thủy lợi đang khai thác mà chưa có quy trình vận hành thì tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm lập quy trình vận hành trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

c) Đối với công trình thủy lợi đang khai thác mà quy trình vận hành không còn phù hợp thì tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm điều chỉnh quy trình vận hành trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi được quy định như sau:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi do Bộ quản lý;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân cấp huyện phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ công trình được quy định tại điểm a khoản này và khoản 4 Điều này.

4. Đối với công trình thủy lợi nhỏ, tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác phải lập quy trình vận hành và công bố công khai.

5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Điều 25. Vận hành công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

1. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu cho vùng lúa chuyên canh tập trung phải chủ động, bảo đảm số lượng, chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả.

2. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu cho cây trồng cạn phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

14

a) Bảo đảm tưới, tiêu chủ động, số lượng, chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả cho các vùng sản xuất tập trung, vùng chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây trồng cạn;

b) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến; sử dụng kỹ thuật tưới phù hợp với từng loại cây trồng để tiết kiệm nước; tích hợp tưới với các biện pháp canh tác tiên tiến.

3. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ cấp, thoát nước cho nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

a) Bảo đảm hệ thống cấp, thoát nước chủ động, đáp ứng quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến, hiện đại đối với vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung;

b) Bảo đảm số lượng, chất lượng nước cấp theo quy định đối với vùng nuôi trồng thủy sản tập trung;

c) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong việc cấp nước, sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản.

4. Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu, cấp, thoát nước cho các mục tiêu khác trong sản xuất nông nghiệp phải bảo đảm số lượng, chất lượng nước, tiết kiệm, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng nước.

Điều 26. Vận hành công trình thủy lợi khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng

1. Chủ quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm tổ chức lập phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng xảy ra trên địa bàn.

2. Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng việc vận hành công trình thủy lợi được quy định như sau:

a) Thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thủy lợi;

b) Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước phải bảo đảm ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu của sản xuất nông nghiệp;

c) Khi xảy ra xâm nhập mặn phải thực hiện các giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhu cầu thiết yếu của sản xuất và môi trường;

d) Khi xảy ra lũ, ngập lụt, úng việc vận hành phải bảo đảm an toàn cho công trình, đồng thời phải triển khai biện pháp ứng phó khác để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Điều 27. Vận hành đập, hồ chứa nước

1. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm sau đây:

a) Vận hành theo đúng quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Căn cứ tin dự báo khí tượng thủy văn, số liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng,

15

các thông tin liên quan để dự báo, vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế đáp ứng yêu cầu sử dụng nước và bảo đảm an toàn đập;

c) Thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong hồ chứa nước, kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để tích trữ nước; cuối mùa mưa phải kiểm kê nguồn nước trong hồ chứa nước và hệ thống thủy lợi để lập phương án điều hòa, phân phối, sử dụng nước;

d) Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng việc vận hành hồ chứa, liên hồ chứa thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thủy lợi.

2. Chủ quản lý đập, hồ chứa nước có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 28. Vận hành hồ chứa thủy điện, vận hành liên hồ chứa phục vụ thủy lợi

1. Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, quy trình vận hành liên hồ chứa phục vụ thủy lợi phải tuân thủ quy định của pháp luật về tài nguyên nước và các yêu cầu sau đây:

a) Đáp ứng yêu cầu sử dụng nước ở hạ du; ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp;

b) Chủ động dự báo về khả năng cung cấp nguồn nước và có giải pháp điều tiết nước trong điều kiện thời tiết bình thường và điều kiện thời tiết bất thường có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu.

2. Vận hành hồ chứa thủy điện, vận hành liên hồ chứa phục vụ thủy lợi theo đúng quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các yêu cầu sau đây:

a) Thường xuyên kiểm kê nguồn nước trong hồ chứa, kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để lập phương án tích trữ, điều hòa, phân phối nước bảo đảm nhu cầu sử dụng nước cho hạ du;

b) Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước phải sử dụng lượng nước trữ còn lại trong hồ chứa để phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và nhu cầu thiết yếu khác;

c) Căn cứ tin dự báo khí tượng thủy văn, số liệu quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, các thông tin liên quan để dự báo, vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế đáp ứng yêu cầu sử dụng nước và dòng chảy ở hạ du;

d) Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng việc vận hành theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Đối với hồ chứa thủy điện vận hành theo chế độ điều tiết ngày phải có giải pháp bảo đảm công trình thủy lợi ở hạ du hoạt động bình thường.

4. Tổ chức, cá nhân trước khi vận hành xả lũ có trách nhiệm thông báo cho chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan theo quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

16

Chương V

DỊCH VỤ THỦY LỢI

Điều 29. Hoạt động dịch vụ thủy lợi

1. Dịch vụ thủy lợi là hoạt động cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi với tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

2. Đối tượng tham gia hoạt động dịch vụ thủy lợi bao gồm chủ quản lý công trình thủy lợi; tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

3. Việc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được thực hiện theo các hình thức sau đây:

a) Hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

b) Tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi để phục vụ thành viên hoặc tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu.

Điều 30. Phân loại sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

1. Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác.

2. Sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi bao gồm:

a) Tưới cho cây trồng và cấp nước cho sản xuất muối, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi;

b) Tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu vực nông thôn và đô thị trừ vùng nội thị;

c) Thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt.

3. Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác bao gồm:

a) Cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp;

b) Tiêu nước cho khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao;

c) Kết hợp phát điện;

d) Kinh doanh, du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí khác;

đ) Nuôi trồng thủy sản trong các hồ chứa nước;

e) Kết hợp giao thông.

4. Chính phủ quyết định bổ sung loại sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác phù hợp tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Điều 31. Căn cứ cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

17

1. Nhiệm vụ của công trình thủy lợi.

2. Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

3. Kế hoạch sản xuất của tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

Điều 32. Hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

1. Hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là hợp đồng dân sự có thời hạn được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Chủ thể hợp đồng;

b) Mục đích sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

c) Tiêu chuẩn, số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

đ) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

e) Giá trị thực hiện hợp đồng, phương thức và thời hạn thanh toán;

g) Điều kiện chấm dứt hợp đồng;

h) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

i) Các phương thức giải quyết tranh chấp.

2. Căn cứ khả năng cung cấp, mục đích, nhu cầu sử dụng, bên cung cấp và bên sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi ký kết, thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

1. Điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là vị trí chuyển giao sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ chức, cá nhân cung cấp và tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

2. Tổ chức, cá nhân cung cấp và tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thống nhất điểm giao nhận dịch vụ phù hợp với quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Điều 34. Nguyên tắc và căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

1. Nhà nước định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

2. Việc định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi thực hiện theo quy định của pháp luật về giá và các quy định sau đây:

a) Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm chi phí quản lý, vận hành, bảo trì, chi phí khấu hao, chi phí thực tế hợp lý khác và lợi nhuận phù hợp với mặt bằng thị trường. Trong từng thời kỳ, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi phí khấu hao đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước;

18

b) Kịp thời điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.

3. Căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm:

a) Giá thành, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; mức lợi nhuận; lộ trình điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Khả năng thanh toán của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

c) Khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

d) Đặc điểm, loại công trình thủy lợi;

đ) Định mức kinh tế - kỹ thuật trong quản lý, khai thác, bảo trì và đầu tư xây dựng công trình thủy lợi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Điều 35. Thẩm quyền quyết định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

1. Giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thẩm quyền quyết định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước được quy định như sau:

a) Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:

Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cụ thể giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý trên cơ sở giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trên cơ sở giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

b) Đối với sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác:

Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định khung giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cụ thể giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý trên cơ sở khung giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trên cơ sở khung giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

3. Đối với công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư và công trình thủy lợi đầu tư xây dựng không sử dụng vốn nhà nước thì giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được xác định theo hợp đồng giữa các bên căn cứ vào giá tối đa đối với sản phẩm, dịch vụ công

19

ích thủy lợi và khung giá đối với sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

4. Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và lộ trình thực hiện giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

Điều 36. Hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi

1. Trong từng thời kỳ, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi không phân biệt nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

2. Tiền hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi được ngân sách nhà nước bảo đảm, thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Chính phủ quy định đối tượng, phạm vi, mức, phương thức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

Điều 37. Tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi

1. Nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm:

a) Thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

b) Các khoản cấp, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

c) Các khoản hợp pháp khác.

2. Tổ chức được thu tiền sản phẩm, dịch vụ thủy lợi bao gồm:

a) Chủ quản lý công trình thủy lợi;

b) Tổ chức khai thác công trình thủy lợi.

Điều 38. Sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước

1. Nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước sử dụng cho các mục đích sau đây:

a) Thực hiện các nội dung quản lý, khai thác công trình thủy lợi quy định tại Điều 20 của Luật này;

b) Bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hoá, xử lý khắc phục sự cố, cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi;

c) Mục đích khác theo quy định của pháp luật.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này.

Điều 39. Phân chia nguồn tiền thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

1. Tổ chức, cá nhân cùng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trong một hệ thống công trình thủy lợi thì tỷ lệ phân chia nguồn tiền thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi căn cứ

20

vào chi phí quản lý, khai thác của từng tổ chức, cá nhân tham gia khai thác hệ thống công trình thủy lợi đó.

2. Tổ chức, cá nhân cùng góp vốn đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi thì tỷ lệ phân chia nguồn tiền thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi căn cứ vào chi phí đầu tư xây dựng và chi phí quản lý, khai thác công trình thủy lợi của từng tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn đầu tư xây dựng, khai thác hệ thống công trình thủy lợi đó.

3. Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi từ công trình đó phải trả tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

Chương VI

BẢO VỆ VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

Điều 40. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận.

2. Trong phạm vi bảo vệ công trình, các hoạt động phải bảo đảm không gây cản trở cho việc vận hành và an toàn công trình; phải có đường quản lý, mặt bằng để bảo trì và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.

3. Vùng phụ cận của hồ chứa nước bao gồm vùng phụ cận của đập và vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước được quy định như sau:

a) Vùng phụ cận của đập có phạm vi được tính từ chân đập trở ra. Đối với đập cấp đặc biệt tối thiểu là 300 m; đập cấp I tối thiểu là 200 m; đập cấp II tối thiểu là 100 m; đập cấp III tối thiểu là 50 m; đập cấp IV tối thiểu là 20 m;

b) Vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước có phạm vi được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống phía lòng hồ.

4. Vùng phụ cận của kênh được quy định như sau:

a) Kênh có lưu lượng từ 02 m3/s đến 10 m3/s, phạm vi bảo vệ được tính từ chân mái ngoài trở ra từ 02 m đến 03 m đối với kênh đất, từ 01 m đến 02 m đối với kênh kiên cố;

b) Kênh có lưu lượng lớn hơn 10 m3/s, phạm vi bảo vệ được tính từ chân mái ngoài trở ra từ 03 m đến 05 m đối với kênh đất, từ 02 m đến 03 m đối với kênh kiên cố.

5. Vùng phụ cận của cống trên sông được tính từ phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía 50 m.

6. Công trình thủy lợi khi điều chỉnh quy mô, mục đích sử dụng, phải điều chỉnh vùng phụ cận phù hợp với quy định tại Điều này; cơ quan phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình.

7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể phạm vi vùng phụ cận đối với công trình thủy lợi khác trên địa bàn.

Điều 41. Phương án bảo vệ công trình thủy lợi

21

1. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Phương án bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Đặc điểm địa hình, thông số thiết kế, sơ đồ mặt bằng bố trí công trình và chỉ giới cắm mốc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

b) Tình hình quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

c) Chế độ báo cáo, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất;

d) Quy định việc giới hạn hoặc cấm các loại phương tiện giao thông có tải trọng lớn lưu thông trong phạm vi bảo vệ công trình; quy định về phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ an toàn nơi lưu trữ tài liệu, kho tàng cất giữ vật liệu nổ, chất dễ cháy, chất độc hại;

đ) Tổ chức lực lượng và phân công trách nhiệm bảo vệ công trình;

e) Tổ chức kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra, vào công trình;

g) Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình và vùng phụ cận của công trình;

h) Bảo vệ, xử lý khi công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.

3. Thẩm quyền phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi do Bộ quản lý;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ công trình thủy lợi quy định tại điểm a khoản này và khoản 4 Điều này.

4. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi nhỏ quyết định phương án bảo vệ công trình thủy lợi.

Điều 42. Trách nhiệm bảo vệ công trình thủy lợi

1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của công trình phải báo ngay cho tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi;

b) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng diễn biến công trình;

c) Phát hiện, có biện pháp ngăn chặn kịp thời và kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

d) Giám sát việc thực hiện các nội dung trong giấy phép của tổ chức, cá nhân được cấp phép

22

hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

đ) Trường hợp công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố phải thực hiện các biện pháp xử lý, đồng thời phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

e) Quản lý vật tư dự trữ chuyên dùng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai;

g) Vận động tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ công trình thủy lợi.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:

a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền;

b) Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện bảo vệ công trình thủy lợi khi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;

c) Ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và quản lý an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn;

d) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi do Bộ quản lý.

5. Việc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Điều 43. Cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi xây dựng mới. Kinh phí cắm mốc được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đối với công trình thủy lợi đang khai thác. Kinh phí cắm mốc được lấy từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác và nguồn hợp pháp khác.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Điều 44. Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải có giấy phép

1.Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động sau đây phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

a) Xây dựng công trình mới;

b) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;

c) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;

23

d) Xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ;

đ) Trồng cây lâu năm;

e) Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;

g) Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;

h) Nuôi trồng thủy sản;

i) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;

k) Xây dựng công trình ngầm.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

3. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép quy định tại Điều này.

Điều 45. An toàn đập, hồ chứa nước trong quản lý, khai thác

1. Việc bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong quản lý, khai thác.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước phải đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật và có trách nhiệm sau đây:

a) Khai thác đập, hồ chứa nước bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình;

b) Thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước; tổ chức lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa; quan trắc đập, khí tượng thủy văn; kiểm tra hiện trạng, kiểm định, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa đập; bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du đập, hồ chứa nước; lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;

c) Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết, phải căn cứ thông tin dự báo khí tượng thủy văn để chủ động điều tiết cắt lũ bảo đảm an toàn cho đập và vùng hạ du đập; trước khi vận hành mở cửa xả nước đầu tiên, phải thông báo, cung cấp thông tin theo quy định tại quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

d) Trường hợp phải vận hành trong tình huống khẩn cấp hoặc không thực hiện được theo quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa phải báo cáo ngay với cơ quan phòng, chống thiên tai và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa;

đ) Khi xuất hiện nguy cơ gây mất an toàn đập, phải cứu hộ đập khẩn cấp, đồng thời báo cáo với cơ quan nhà nước và cơ quan phòng, chống thiên tai có thẩm quyền, cơ quan, đơn vị có liên quan để kịp thời hỗ trợ, ứng cứu và chỉ đạo ứng phó;

24

e) Trước mùa mưa hằng năm, tổ chức đánh giá hiện trạng đập, báo cáo chủ quản lý đập, hồ chứa nước.

3. Chủ quản lý đập, hồ chứa nước có trách nhiệm sau đây:

a) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước thực hiện quy định về quản lý an toàn đập tại điểm b khoản 2 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập trên địa bàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả đánh giá hiện trạng đập của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đập;

c) Đề xuất chủ sở hữu đập, hồ chứa nước bảo đảm kinh phí cho an toàn đập, hồ chứa nước;

d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, khắc phục hậu quả sự cố đập, hồ chứa nước.

4. Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định thường xuyên, đột xuất và định kỳ đối với đập, hồ chứa nước theo quy định của pháp luật;

b) Bảo đảm kinh phí cho an toàn đập, hồ chứa nước.

5. Trước mùa mưa hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; quyết định phương án tích nước hồ chứa nước và giải pháp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 46. Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi

1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.

2. Tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trực tiếp bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi, kiểm soát việc xả nước thải vào công trình thủy lợi.

3. Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi có trách nhiệm bảo vệ chất lượng nước trong quá trình sử dụng nước.

Điều 47. Thay đổi mục đích sử dụng công trình thủy lợi

1. Việc thay đổi mục đích sử dụng công trình thủy lợi hiện có phải được chấp thuận của cơ quan đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và phải tuân theo quy hoạch thủy lợi được phê duyệt.

2. Cơ quan phê duyệt thay đổi mục đích sử dụng công trình thủy lợi quyết định biện pháp bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan do việc thay đổi mục đích sử dụng công trình thủy lợi.

3. Chủ đầu tư dự án làm thay đổi mục đích sử dụng công trình thủy lợi có trách nhiệm bồi thường cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do thay đổi mục đích sử dụng công trình thủy lợi.

25

Điều 48. Xử lý công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi không ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi được tiếp tục sử dụng nhưng không được mở rộng quy mô hoặc thay đổi kết cấu.

2. Công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình thủy lợi phải thực hiện các giải pháp khắc phục; trường hợp không thể khắc phục phải dỡ bỏ hoặc di dời.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch và thực hiện dỡ bỏ hoặc di dời công trình quy định tại khoản 2 Điều này.

Chương VII

THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG

Điều 49. Yêu cầu phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

1. Phù hợp với quy hoạch thủy lợi và các quy hoạch liên quan được phê duyệt.

2. Bảo đảm cơ sở hạ tầng thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tưới, tiêu tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, khép kín, phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước đa dạng trong nông nghiệp; chủ động tiêu nước cho sản xuất và dân sinh.

3. Áp dụng công nghệ, giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tiết kiệm nước, chống thất thoát nước trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác.

4. Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi có trách nhiệm phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

Điều 50. Quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

1. Tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, bao gồm các loại hình sau đây:

a) Hợp tác xã;

b) Tổ hợp tác.

2. Tổ chức thủy lợi cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, dân sự và điều lệ hoặc quy chế được đa số thành viên của tổ chức thông qua và Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở.

3. Tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

4. Khi các tổ chức thủy lợi cơ sở có đủ năng lực thì thành lập liên hiệp các tổ chức thủy lợi cơ sở để nhận chuyển giao quản lý hệ thống dẫn, chuyển nước đấu nối với hệ thống thủy lợi nội đồng.

26

5. Đối với địa phương chưa thành lập được tổ chức thủy lợi cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở.

6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Điều 51. Kinh phí hoạt động thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

1. Kinh phí hoạt động thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đóng góp;

b) Hỗ trợ của Nhà nước;

c) Tổ chức, cá nhân khác đầu tư.

2. Kinh phí hỗ trợ của Nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở.

3. Các thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở thoả thuận mức chi phí phải đóng góp cho tổ chức thủy lợi cơ sở theo nguyên tắc đa số, tính đúng, tính đủ.

4. Chính phủ quy định việc hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

Điều 52. Chuyển giao, thu hồi quyền quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước

1. Việc chuyển giao, thu hồi quyền quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước do chủ sở hữu công trình quyết định, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

2. Tổ chức thủy lợi cơ sở nhận chuyển giao quyền quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quyết định của chủ sở hữu công trình hoặc theo hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Ưu tiên chuyển giao quyền quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước cho tổ chức thủy lợi cơ sở.

Chương VIII

QUYỀN, TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY LỢI

Điều 53. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi

1. Sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tham gia ý kiến về hoạt động thủy lợi theo quy định của pháp luật.

3. Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

4. Tham gia giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi.

5. Tham gia chương trình thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao kiến thức pháp luật về thủy lợi.

27

6. Tham gia xử lý sự cố công trình thủy lợi khi xảy ra thiên tai theo quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi.

Điều 54. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi

1. Có quyền, trách nhiệm theo quy định tại Điều 53 của Luật này.

2. Sử dụng nguồn lực được giao để mở rộng khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định của pháp luật; được thu tiền từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo hợp đồng.

3. Tự chủ đối với phần lợi nhuận từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

4. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phải lấy ý kiến và thông báo cho tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

5. Thực hiện nội dung quản lý, khai thác công trình thủy lợi quy định tại Điều 20 của Luật này.

6. Quản lý, sử dụng đất thuộc phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.

7. Vận hành công trình thủy lợi theo nhiệm vụ thiết kế và quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

8. Bảo vệ công trình thủy lợi; phòng, chống các hành vi xâm hại hoặc phá hoại công trình thủy lợi.

9. Khai thác nước trong công trình thủy lợi.

10. Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai, phương án bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của Luật này.

11. Kiến nghị Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình thủy lợi thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình khi công trình bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố.

12. Kiến nghị chủ sở hữu cấp kinh phí bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố công trình thủy lợi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

13. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án giải quyết trong trường hợp tổ chức, cá nhân không trả tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và giải quyết các tranh chấp về hợp đồng.

14. Hướng dẫn, củng cố, phát triển tổ chức thủy lợi cơ sở; tổ chức để người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi tham gia xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác và phương án bảo vệ công trình.

28

15. Tham gia hỗ trợ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi chuyển dịch sang canh tác cây trồng có giá trị kinh tế cao, sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

16. Đơn phương dừng cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khi công trình không bảo đảm an toàn hoặc nguồn nước trong công trình không bảo đảm; người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi không trả tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, vi phạm các điều khoản khác của hợp đồng hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

17. Khiếu nại, khởi kiện và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 55. Quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

1. Có quyền, trách nhiệm theo quy định tại Điều 53 của Luật này.

2. Ký kết hợp đồng dịch vụ thủy lợi và thực hiện các điều, khoản đã cam kết trong hợp đồng; sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.

3. Yêu cầu tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi công khai kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

4. Tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình thủy lợi.

5. Tham gia bảo vệ công trình và chất lượng nước trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

6. Tham gia ứng cứu, khắc phục khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

7. Khắc phục hậu quả theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khi để xảy ra sự cố đối với công trình hoặc gây ô nhiễm nguồn nước.

8. Khiếu nại, khởi kiện và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Chương IX

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUỶ LỢI

Điều 56. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thủy lợi trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thủy lợi, có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi;

b) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động thủy lợi; tổ chức xây dựng, phê duyệt quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý;

c) Chỉ đạo điều hòa, phân phối nước và tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch sử dụng nước

29

trong hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác; chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện việc điều tiết nước hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi trong trường hợp hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;

d) Tham gia ý kiến về chiến lược, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch khác liên quan đến hoạt động thủy lợi;

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng;

e) Tổ chức quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng, dự báo, cảnh báo về hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sa mạc hóa, lũ, ngập lụt, úng, diễn biến bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi, bờ sông, bờ biển; số lượng, chất lượng nước liên quan đến công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác;

g) Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

h) Quản lý việc bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa công trình thủy lợi;

i) Tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo thẩm quyền; quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

k) Tổ chức thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi; dự báo thời hạn ngắn, thời hạn vừa, thời hạn dài về nguồn nước phục vụ hoạt động thủy lợi và các nhu cầu dùng nước khác;

l) Tổ chức kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để lập phương án tích trữ, điều hòa, phân phối, sử dụng nước;

m) Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến về thủy lợi; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người tham gia hoạt động thủy lợi;

n) Quản lý, phân bổ tiền hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi do Bộ quản lý;

o) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về thủy lợi;

p) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thủy lợi;

r) Đầu mối hợp tác quốc tế về hoạt động thủy lợi.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về thủy lợi.

Điều 57. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản

30

quy phạm pháp luật về thủy lợi;

b) Tổ chức lập, phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch thủy lợi; phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi;

c) Tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

d) Bảo đảm kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

đ) Quản lý, phân bổ tiền hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi do địa phương quản lý;

e) Tổ chức thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi; dự báo về nguồn nước phục vụ hoạt động thủy lợi và các nhu cầu dùng nước khác; kiểm kê nguồn nước trong công trình thủy lợi, kết hợp với dự báo hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn để lập phương án điều hòa, phân phối nguồn nước bảo đảm nhu cầu sử dụng nước thiết yếu cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh;

g) Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi;

h) Cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

i) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thủy lợi;

k) Định kỳ hằng năm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động thủy lợi.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi;

b) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy lợi;

c) Chỉ đạo hoạt động của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

d) Tổ chức thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi;

đ) Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi;

e) Chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra việc thực hiện nội dung giấy phép đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

g) Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động thủy lợi trên địa bàn;

h) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thủy lợi.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức thực hiện phát triển thủy lợi theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở trong trường hợp chưa thành lập được tổ chức thủy lợi cơ sở;

31

c) Huy động nguồn lực tại địa phương để tổ chức xử lý khi công trình thủy lợi xảy ra sự cố theo quy định của pháp luật;

d) Phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo hoạt động của tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn;

đ) Phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi;

e) Kiểm tra việc thực hiện nội dung giấy phép đối với hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

g) Báo cáo định kỳ và đột xuất về hoạt động thủy lợi trên địa bàn;

h) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về thủy lợi.

Chương X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 58. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 73 của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13

Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 73 của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 như sau:

“1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước, trừ trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi được thực hiện theo quy định của Luật Thủy lợi.”.

Điều 59. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

2. Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 60. Quy định chuyển tiếp

Các loại giấy phép trong lĩnh vực thủy lợi đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa hết thời hạn của giấy phép thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017.

32

05/2018/TT-BNNPTNT


Hiệu lực văn bản: Hết Hiệu lực một phần
THÔNG TƯ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi

THÔNG TƯ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 05/2018/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi

Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về lập, ban hành và thực hiện quy trình vận hành công trình thủy lợi; điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Quy trình vận hành công trình thủy lợi là văn bản quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, tổ chức thực hiện, trình tự vận hành và các thông số kỹ thuật công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác; đảm bảo các công trình làm việc đúng năng lực thiết kế và an toàn, hài hòa lợi ích giữa các nhu cầu dùng nước (sau đây gọi là Quy trình vận hành).

2. Mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi là mốc xác định đường ranh giới phân định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và ngoài phạm vi bảo vệ công trình (sau đây gọi là Mốc chỉ giới).

3. Mốc tham chiếu là mốc đã có hoặc cắm mới, được sử dụng để thay thế mốc chỉ giới trong trường hợp không thể cắm mốc chỉ giới theo quy định.

4. Tiêu nước đệm là việc vận hành công trình thủy lợi nhằm tiêu, thoát trước một lượng nước khi có dự báo các hiện tượng thời tiết gây mưa lớn có thể xảy ra ngập úng.

Chương II

QUY TRÌNH VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

2

Điều 3. Yêu cầu về quy trình vận hành công trình thủy lợi

1. Bảo đảm an toàn cho công trình và an toàn cho người, tài sản trong khu vực.

2. Bảo đảm cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo nhiệm vụ thiết kế của công trình.

3. Phù hợp với quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa có liên quan đến công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Bảo đảm hài hòa các lợi ích, hạn chế tác động bất lợi đến các vùng liên quan; phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu của công trình thủy lợi.

5. Bảo đảm tính công khai, minh bạch có sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

Điều 4. Nội dung quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa

1. Cơ sở pháp lý để lập quy trình, nguyên tắc vận hành công trình, thông số kỹ thuật chủ yếu, nhiệm vụ công trình.

2. Quy định về vận hành tưới, cấp nước

a) Trình tự vận hành tưới, cấp nước của công trình trường hợp nguồn nước đáp ứng nhiệm vụ thiết kế trong điều kiện bình thường;

b) Trình tự vận hành tưới, cấp nước của công trình khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nước theo nguyên tắc quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 26 Luật Thủy lợi.

3. Quy định về vận hành tiêu, thoát nước

a) Trình tự vận hành tiêu, thoát nước; mực nước, lưu lượng của công trình theo nhiệm vụ thiết kế trong điều kiện bình thường;

b) Trình tự vận hành tiêu, thoát nước; mực nước, lưu lượng của công trình khi xảy ra lũ, ngập lụt, úng theo nguyên tắc quy định tại điểm a, d khoản 2 Điều 26 Luật Thủy lợi.

4. Quy định trình tự vận hành công trình trong trường hợp ngăn lũ, ngăn triều cường, lấy mặn, ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt, cải thiện chất lượng nước.

5. Quy định trình tự vận hành công trình khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố và trong các trường hợp khác.

6. Quy định các vị trí trạm đo; chế độ quan trắc, các thông số liên quan đến vận hành công trình; lưu trữ tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn.

7. Quy định trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện quy trình vận hành.

8. Quy định tổ chức thực hiện, trường hợp sửa đổi, bổ sung quy trình vận hành.

Điều 5. Nội dung quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ

3

1. Quy định vận hành công trình tưới, cấp nước của công trình trường hợp nguồn nước đáp ứng nhiệm vụ thiết kế trong điều kiện bình thường; vận hành công trình tưới, cấp nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

2. Quy định vận hành công trình tiêu, thoát nước theo nhiệm vụ thiết kế trong điều kiện bình thường; vận hành công trình tiêu, thoát nước khi xảy ra lũ, ngập lụt, úng.

3. Quy định vận hành công trình khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố.

4. Quy định trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác trong việc thực hiện quy trình vận hành.

5. Nội dung cụ thể quy trình vận hành tại mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Lập quy trình vận hành công trình thủy lợi

1. Đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa

a) Đề xuất nhiệm vụ lập quy trình vận hành công trình thủy lợi;

Đối với công trình thủy lợi xây dựng mới hoặc nâng cấp, chủ đầu tư đề xuất nhiệm vụ khi lập dự án;

Đối với công trình thủy lợi đang khai thác chưa có quy trình vận hành hoặc quy trình vận hành không còn phù hợp, tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi đề xuất nhiệm vụ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh;

b) Lựa chọn đơn vị lập quy trình vận hành công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

c) Tổ chức lập quy trình vận hành công trình thủy lợi;

d) Lấy ý kiến của tổ chức thủy lợi cơ sở, tổ chức khai thác công trình thủy lợi, các cơ quan, tổ chức liên quan đối với Dự thảo quy trình vận hành công trình thủy lợi;

đ) Thẩm định quy trình vận hành;

e) Trình, phê duyệt quy trình vận hành.

2. Đối với công trình thủy lợi nhỏ, tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác lập quy trình vận hành theo quy định tại Điều 5 và mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Thẩm định quy trình vận hành đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn và công trình thủy lợi vừa

1. Hồ sơ trình thẩm định quy trình vận hành

Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt quy trình vận hành công trình thủy lợi nộp hồ sơ bao gồm 01 bản giấy và 01 bản điện tử trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này. Hồ sơ bao gồm:

4

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành được lập theo mẫu 04 Phụ lục I Thông tư này;

b) Dự thảo quy trình vận hành công trình theo mẫu 02 Phụ lục I Thông tư này;

c) Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;

d) Văn bản góp ý kiến của các tổ chức thủy lợi cơ sở, tổ chức khai thác công trình thủy lợi, cơ quan, đơn vị liên quan;

đ) Bản đồ hiện trạng công trình thủy lợi.

2. Nội dung thẩm định

a) Kiểm tra cơ sở pháp lý, sự cần thiết lập quy trình vận hành công trình thủy lợi và hồ sơ trình thẩm định;

b) Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng trong tính toán, kết quả tính toán các trường hợp vận hành;

c) Lấy ý kiến của các tổ chức, cơ quan đơn vị liên quan

Tổng cục Thủy lợi có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các đơn vị liên quan đối với quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt và công trình mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan đối với Dự thảo quy trình vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ.

d) Nhận xét, đánh giá tính hợp lý, khả thi của dự thảo quy trình vận hành.

3. Cơ quan thẩm định quy trình vận hành

a) Tổng cục Thủy lợi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt và công trình mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên;

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định quy trình vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này và công trình thủy lợi nhỏ;

c) Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định quy trình vận hành công trình do Ủy ban nhân dân cấp huyện được phân cấp phê duyệt.

4. Trình tự, thủ tục thẩm định

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận xem xét, kiểm tra; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo cho tổ chức đề nghị phê duyệt quy trình vận hành để hoàn chỉnh theo quy định;

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận

5

tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản và trả lại hồ sơ cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn thiện.

5. Đối với công trình thủy lợi xây dựng mới hoặc nâng cấp, Chủ đầu tư xây dựng quy trình vận hành theo các trình tự, thủ tục quy định tại Điều 6 và khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 7 Thông tư này.

Điều 8. Hội đồng thẩm định quy trình vận hành công trình thủy lợi

1. Đối với quy trình vận hành của công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên phải thành lập Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định do cơ quan phê duyệt quy trình vận hành quyết định.

2. Hội đồng thẩm định do cơ quan phê duyệt quy trình vận hành quyết định; số thành viên Hội đồng thẩm định tối thiểu là 07 người, tối đa là 11 người tùy theo tính chất từng công trình do cơ quan phê duyệt quy trình quyết định, bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, ủy viên phản biện và các ủy viên đại diện cơ quan thẩm định, cơ quan chuyên môn địa phương, tổ chức quản lý, khai thác, chuyên gia.

3. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, lấy ý kiến theo nguyên tắc đa số và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

4. Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tư vấn cho cơ quan thẩm định các nội dung có liên quan đến quy trình vận hành.

Điều 9. Thẩm quyền phê duyệt quy trình vận hành công trình thủy lợi

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt và công trình mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy trình vận hành công trình thủy lợi hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt quy trình vận hành công trình thủy lợi trên địa bàn, trừ công trình thủy lợi quy định tại khoản 1 và công trình thủy lợi nhỏ.

3. Quyết định phê duyệt quy trình vận hành theo mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Điều chỉnh quy trình vận hành công trình

1. Khi nhu cầu dùng nước hoặc nguồn nước, quy mô, nhiệm vụ công trình thay đổi thì phải điều chỉnh quy trình vận hành.

2. Nội dung, trình tự, thủ tục điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi được thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này.

Điều 11. Công bố quy trình vận hành

1. Quy trình vận hành được phê duyệt và Phụ lục kèm theo phải được gửi đến các cơ quan liên quan ngay sau khi ký quyết định ban hành.

6

2. Công bố trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan phê duyệt, cơ quan thẩm định, chủ quản lý công trình và tổ chức, cá nhân khai thác đối với công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa.

3. Công khai quy trình vận hành tại trụ sở tổ chức khai thác, công trình đầu mối và Ủy ban nhân dân cấp xã có liên quan đến hoạt động vận hành đối với công trình thủy lợi nhỏ.

Điều 12. Tổ chức thực hiện quy trình vận hành

1. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình có trách nhiệm vận hành công trình theo đúng quy trình được phê duyệt.

2. Hoạt động vận hành công trình phải được tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi ghi chép vào nhật ký vận hành công trình.

3. Tổ chức khai thác công trình thủy lợi báo cáo kết quả vận hành tới chủ quản lý công trình chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 hàng năm.

4. Sau 5 năm thực hiện quy trình vận hành, tổ chức khai thác công trình thủy lợi phải tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện gửi chủ sở hữu, chủ quản lý công trình. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả tổng hợp thực hiện quy trình vận hành trên địa bàn tỉnh, gửi Tổng cục Thủy lợi.

5. Mẫu báo cáo kết quả vận hành theo quy định tại mẫu 06, mẫu 07 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 13. Kinh phí lập, điều chỉnh quy trình vận hành

1. Kinh phí lập, điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi xây dựng mới, nâng cấp được lấy trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình thủy lợi.

2. Kinh phí lập, điều chỉnh quy trình vận hành công trình thủy lợi đang khai thác, được lấy từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi hoặc nguồn vốn khác do chủ sở hữu công trình thủy lợi quyết định.

Điều 14. Quy trình vận hành hồ chứa nước

Việc lập, điều chỉnh, phê duyệt, công bố công khai, tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Chương III

PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

VÀ ĐIỂM GIAO NHẬN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THỦY LỢI

Điều 15. Phân cấp quản lý công trình thủy lợi

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên.

7

Danh mục phân giao nhiệm vụ quản lý công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định điều chỉnh, bổ sung danh mục công trình phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý căn cứ hiệu quả quản lý công trình của địa phương.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều này.

4. Công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý.

5. Công trình thủy lợi đầu mối làm nhiệm vụ liên quan đến đê điều, việc phân cấp quản lý công trình phải phù hợp với quy định của pháp luật về đê điều và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 16. Vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

1. Điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ chức khai thác công trình thủy lợi do Bộ quản lý và tổ chức khai thác công trình thủy lợi do địa phương quản lý là vị trí được xác định theo quyết định phân cấp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi giữa tổ chức, cá nhân khai thác công trình với tổ chức thủy lợi cơ sở là vị trí được xác định theo quy mô thủy lợi nội đồng quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Quy mô thủy lợi nội đồng được quy định theo diện tích tưới, tiêu thiết kế của khu vực tưới, tiêu đối với từng vùng như sau:

a) Miền núi: Nhỏ hơn hoặc bằng 50 ha;

Việc xác định xã, huyện miền núi được căn cứ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

b) Đồng bằng sông Hồng: Nhỏ hơn hoặc bằng 250 ha;

c) Trung du, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ: Nhỏ hơn hoặc bằng 200 ha;

d) Đồng bằng sông Cửu Long: Nhỏ hơn hoặc bằng 400 ha.

Trường hợp tổ chức thủy lợi cơ sở đáp ứng điều kiện năng lực, việc mở rộng quy mô thủy lợi nội đồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

4. Các trường hợp không xác định được vị trí cụ thể thì tổ chức, cá nhân cung cấp và tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi tự thỏa thuận điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi.

Điều 17. Thẩm quyền quyết định phân cấp quản lý công trình thủy lợi và vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

8

1. Đối với công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan xác định vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

2. Đối với công trình thủy lợi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi và tổ chức, cá nhân có liên quan xác định quy mô thủy lợi nội đồng, phân cấp quản lý công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh và vị trí điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Chương IV

CẮM MỐC CHỈ GIỚI PHẠM VI BẢO VỆ

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Điều 18. Yêu cầu về cắm mốc chỉ giới

1. Việc cắm mốc chỉ giới phải căn cứ vào phạm vi bảo vệ, hiện trạng công trình và yêu cầu quản lý.

2. Trường hợp không thể cắm mốc chỉ giới theo quy định thì dùng mốc tham chiếu để thay thế.

3. Trường hợp mốc chỉ giới cần cắm trùng với mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc mốc của công trình khác đã được cắm trước đó thì coi mốc hành lang bảo vệ nguồn nước hoặc mốc của công trình khác là mốc tham chiếu.

Điều 19. Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới

1. Đập của hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên hoặc đập có chiều cao từ 10 m trở lên.

2. Lòng hồ chứa nước có dung tích từ 500.000 m3 trở lên.

3. Kênh có lưu lượng từ 5 m3/s trở lên hoặc chiều rộng đáy kênh từ 5 m trở lên, trừ kênh chìm.

4. Cống có tổng chiều rộng thoát nước từ 10 m trở lên đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ 5 m trở lên đối với các vùng còn lại.

5. Căn cứ yêu cầu công tác quản lý, bảo vệ công trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể các trường hợp cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác trên địa bàn.

Điều 20. Quy định về cột mốc và khoảng cách các mốc chỉ giới

1. Quy định về cột mốc

a) Cột mốc bao gồm thân mốc và đế mốc: Thân mốc bằng bê tông cốt thép mác 200 đúc sẵn, mặt cắt ngang thân mốc hình vuông, kích thước 15x15 cm. Đế mốc bằng bê tông mác 200 đổ tại chỗ, kích thước mặt cắt ngang 40x40 cm, mặt trên đế mốc bằng mặt đất tự nhiên, chiều sâu từ

9

30-50 cm tùy thuộc vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý;

b) Thân mốc nhô lên khỏi mặt đất tự nhiên 50 cm. Phần trên cùng cao 10 cm từ đỉnh cột trở xuống sơn màu đỏ, phần còn lại sơn màu trắng. Trên thân mốc có ký hiệu CTTL và được đánh số hiệu chi tiết CTTL.01..., chữ số được ghi bằng chữ in hoa đều nét, khắc chìm, tô bằng sơn đỏ;

c) Mốc tham chiếu cắm mới có kích thước, hình thức giống mốc giới cần cắm, có ký hiệu MTC và được đánh số hiệu chi tiết MTC.01....

2. Khoảng cách các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập và lòng hồ chứa nước

a) Đối với đập quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau là 100 m; trường hợp đập gần khu đô thị, dân cư tập trung là 50 m;

b) Đối với lòng hồ chứa nước quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư này, căn cứ địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau từ 200 m đến 500 m; khu vực lòng hồ có độ dốc lớn hoặc không có dân cư sinh sống khoảng cách giữa hai mốc liền nhau lớn hơn 1000 m.

3. Đối với kênh quy định tại khoản 3 Điều 19 Thông tư này, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách hai mốc liền nhau từ 200 m đến 300 m; trường hợp kênh ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung khoảng cách hai mốc liền nhau từ 100 m đến 150 m. Tại các điểm chuyển hướng của đường chỉ giới phải có mốc.

4. Đối với cống quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư này, căn cứ vào địa hình khu vực cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau từ 20 m đến 50 m. Tại các điểm góc của đường chỉ giới phải có mốc.

5. Khoảng cách giữa các mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể.

Điều 21. Hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới

Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 43 Luật Thủy lợi nộp hồ sơ bao gồm 01 bản giấy và 01 bản điện tử trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:

1. Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới.

2. Bản sao chụp quyết định giao thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư đối với công trình xây dựng mới, quyết định giao cho tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi hoặc Hợp đồng khai thác công trình thủy lợi.

3. Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của công trình thủy lợi hoặc quyết định phê duyệt liên quan có chỉ tiêu thiết kế công trình.

4. Thuyết minh hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới, gồm các nội dung:

a) Căn cứ lập hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới;

10

b) Đánh giá hiện trạng khu vực cắm mốc chỉ giới;

c) Số lượng mốc chỉ giới cần cắm; phương án định vị mốc chỉ giới; khoảng cách các mốc chỉ giới; các mốc tham chiếu (nếu có);

d) Phương án huy động nhân lực, vật tư, vật liệu thi công, giải phóng mặt bằng;

đ) Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc chỉ giới, kinh phí thực hiện;

e) Tổ chức thực hiện.

5. Bản vẽ phương án cắm mốc chỉ giới thể hiện phạm vi bảo vệ công trình, vị trí, tọa độ của các mốc chỉ giới, mốc tham chiếu (nếu có) trên nền bản đồ hiện trạng công trình thủy lợi.

Điều 22. Phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới

1. Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi lập phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, thẩm định hồ sơ phương án cắm mốc chỉ giới.

3. Thời gian thẩm định, phê duyệt

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân lập hồ sơ để hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan. Nếu đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do cho tổ chức, cá nhân biết.

Điều 23. Điều chỉnh phương án cắm mốc chỉ giới

1. Việc điều chỉnh phương án cắm mốc chỉ giới được thực hiện khi công trình thay đổi phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Trình tự, thủ tục điều chỉnh phương án cắm mốc chỉ giới theo quy định tại Điều 21, Điều 22 Thông tư này.

Điều 24. Trách nhiệm cắm mốc, bảo vệ mốc chỉ giới

1. Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình, công bố công khai phương án cắm mốc chỉ giới, tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và bàn giao mốc chỉ giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình để phối hợp quản lý, bảo vệ.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo vệ mốc chỉ giới và lưu trữ hồ sơ cắm mốc; hàng năm tổ chức kiểm tra, bảo trì, khôi phục các mốc bị mất

11

hoặc sai lệch so với hồ sơ cắm mốc chỉ giới được phê duyệt. Kinh phí bảo trì, khôi phục mốc được lấy từ nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

3. Việc sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai.

Chương V

QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ,

THỦY LỢI NỘI ĐỒNG

Điều 25. Tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

1. Công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng do tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác hoặc lựa chọn tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác.

2. Loại hình tổ chức thủy lợi cơ sở và phương thức quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng do tổ chức thủy lợi cơ sở quyết định khi được tối thiểu 75% thành viên của tổ chức thông qua.

3. Tổ chức thủy lợi cơ sở thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, pháp luật về dân sự và điều lệ hoặc quy chế hoạt động dịch vụ thủy lợi được trên 50% thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở thông qua và Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Toàn bộ người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở.

4. Tổ chức thủy lợi cơ sở được hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn về thủy lợi và của doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn.

5. Đối với công trình thủy lợi phục vụ cấp, tưới, tiêu và thoát nước cho 2 xã trở lên thì thành lập tổ chức thủy lợi cơ sở theo loại hình Hợp tác xã hoặc liên hiệp tổ chức thủy lợi cơ sở.

Điều 26. Bộ máy quản lý, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở

1. Bộ máy quản lý được lựa chọn thông qua bầu cử dân chủ tại đại hội thành viên hoặc đại hội đại biểu người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Tùy theo quy mô và loại hình tổ chức được lựa chọn để quyết định bộ máy quản lý phù hợp, đảm bảo gọn nhẹ và hiệu quả, cụ thể như sau:

a) Hợp tác xã bao gồm: Hội đồng quản trị, giám đốc và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

b) Tổ hợp tác: Đại diện là tổ trưởng. Trường hợp tổ hợp tác có từ 30 thành viên trở lên thì thành lập ban điều hành. Số lượng thành viên ban điều hành do tổ hợp tác quy định.

2. Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ được quy định như sau:

a) Đối với tổ chức thủy lợi cơ sở có quy mô liên thôn, xã, liên xã: Thành lập tổ kinh tế và tổ kỹ thuật;

b) Đối với tổ chức thủy lợi cơ sở có quy mô thôn: Thành lập tổ tổng hợp phụ trách chung về kinh tế và kỹ thuật;

c) Đối với tổ chức thủy lợi cơ sở là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có thực hiện dịch vụ

12

thủy lợi: Thành lập tổ hoặc đội thủy nông.

Điều 27. Phương thức quản lý, khai thác thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

1. Tổ chức thủy lợi cơ sở trực tiếp quản lý, khai thác.

2. Trường hợp tổ chức thủy lợi cơ sở không trực tiếp quản lý, khai thác thì lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý, khai thác theo hình thức giao quản lý hoặc đấu thầu. Tổ chức, cá nhân được lựa chọn phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

3. Trường hợp thuê quản lý, khai thác thì thời hạn của hợp đồng quản lý, khai thác không quá 05 năm.

Điều 28. Nội dung hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cấp, tưới, tiêu và thoát nước, bảo trì công trình thủy lợi, bao gồm:

a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp, tưới, tiêu và thoát nước, bảo trì công trình thủy lợi phải có sự tham gia của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Kế hoạch được thực hiện theo mùa, vụ hoặc theo năm và phù hợp với hợp đồng với tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

b) Tham gia xây dựng kế hoạch cấp, tưới, tiêu, thoát nước của tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

c) Thông báo lịch cấp, tưới, tiêu và thoát nước cho người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

d) Theo dõi hiệu quả hoạt động và đánh giá chất lượng, kết quả dịch vụ sau mỗi mùa, vụ.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.

3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, cung cấp dịch vụ khác. Khuyến khích tổ chức thủy lợi cơ sở tham gia cung cấp dịch vụ thủy lợi hoạt động theo chuỗi trong tổ chức sản xuất đối với cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Điều 29. Tài sản và tài chính của tổ chức thủy lợi cơ sở

1. Tài sản

a) Công trình thủy lợi do Nhà nước đầu tư giao cho tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý, khai thác;

b) Tài sản thuộc các nguồn vốn do tập thể, cá nhân đóng góp, Nhà nước hỗ trợ hoặc các tổ chức khác tài trợ;

c) Tổ chức thủy lợi cơ sở có trách nhiệm quản lý, bảo tồn và phát huy hiệu quả tài sản được giao.

2. Tài chính

a) Kinh phí hoạt động của tổ chức thủy lợi cơ sở bao gồm: Đóng góp của tổ chức, cá nhân

13

sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; hỗ trợ của Nhà nước; tổ chức, cá nhân khác đầu tư;

b) Các thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở thống nhất mức đóng góp để đảm bảo chi trả tiền sản phẩm, dịch vụ thủy lợi theo quy định, chi các hoạt động quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng theo nguyên tắc đa số, tính đúng, tính đủ và công khai;

c) Hàng năm tổ chức thủy lợi cơ sở lập kế hoạch tài chính, cân đối thu chi, thực hiện công khai, minh bạch các nguồn thu và các khoản mục chi;

d) Đối với kinh phí được Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, kinh phí bảo trì được thực hiện theo quy định lộ trình tính giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi;

đ) Đối với các nguồn kinh phí đóng góp và các nguồn thu khác, tỷ lệ cơ cấu các khoản mục chi do tổ chức thủy lợi cơ sở quy định trong điều lệ, quy chế của tổ chức.

Điều 30. Thành lập, củng cố tổ chức thủy lợi cơ sở

1. Trong thời hạn không quá 03 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thành lập, củng cố các tổ chức thủy lợi cơ sở, cụ thể:

a) Đối với các địa phương chưa có tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng phải thành lập tổ chức thủy lợi cơ sở;

b) Các Ban quản lý thủy nông, Ban Thủy lợi xã quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đang hoạt động với hình thức lãnh đạo, cán bộ xã kiêm nhiệm thì phải chuyển đổi sang loại hình hợp tác xã hoặc tổ hợp tác;

c) Đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác có dịch vụ thủy lợi đang hoạt động phải củng cố tổ chức bộ máy quản lý, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Điều 26 và thực hiện các nội dung theo quy định tại Điều 25, 27, 28, 29 của Thông tư này.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ của tổ chức thủy lợi cơ sở trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này khi chưa thành lập được tổ chức thủy lợi cơ sở.

Điều 31. Liên hiệp các tổ chức thủy lợi cơ sở

1. Thành lập liên hiệp các tổ chức thủy lợi cơ sở

a) Các tổ chức thủy lợi cơ sở trên cùng một địa bàn (nhiều thôn, nhiều xã) có liên quan với nhau về nguồn nước, có đủ năng lực và tự nguyện hợp tác với nhau thì có thể thành lập liên hiệp các tổ chức thủy lợi cơ sở để nhận chuyển giao quản lý, khai thác hệ thống dẫn, chuyển nước đấu nối với hệ thống thủy lợi nội đồng; khuyến khích áp dụng cho vùng khó khăn về nguồn nước, thường xảy ra thiếu nước ở cuối hệ thống dẫn, chuyển nước;

b) Liên hiệp tổ chức thủy lợi cơ sở được thành lập từ 2 tổ chức thủy lợi cơ sở trở lên, hoạt động theo Luật Hợp tác xã, Bộ Luật dân sự và điều lệ hoặc quy chế được đa số các đại diện của các tổ chức thủy lợi cơ sở là thành viên thông qua.

14

2. Bộ máy quản lý, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của liên hiệp các tổ chức thủy lợi cơ sở

a) Bộ máy quản lý của liên hiệp hợp tác xã: Thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Hợp tác xã;

b) Bộ máy quản lý của liên hiệp tổ hợp tác hoặc liên hiệp tổ chức thủy lợi cơ sở mà thành viên là tổ hợp tác và hợp tác xã: Thành lập Ban quản lý;

c) Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ gồm: 01 kế toán, 01 thủ quỹ và tổ kỹ thuật.

3. Hoạt động của liên hiệp các tổ chức thủy lợi cơ sở

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cấp, tưới, tiêu và thoát nước, bảo trì công trình thủy lợi do liên hiệp các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý để đảm bảo phân phối nước công bằng, hợp lý giữa các tổ chức thủy lợi cơ sở thành viên;

b) Tham gia xây dựng kế hoạch cấp, tưới, tiêu, thoát nước của tổ chức khai thác công trình thủy lợi cấp tỉnh và của tổ chức thủy lợi cơ sở thành viên;

c) Xây dựng và thực hiện phương án bảo vệ công trình thủy lợi do liên hiệp các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý.

4. Quy trình chuyển giao quản lý hệ thống dẫn, chuyển nước liên xã đấu nối với hệ thống thủy lợi nội đồng cho liên hiệp các tổ chức thủy lợi cơ sở

a) Các tổ chức thủy lợi cơ sở trong khu tưới có ý kiến bằng văn bản đề nghị tiếp nhận, gửi tổ chức khai thác công trình thủy lợi đầu mối;

b) Tổ chức khai thác công trình thủy lợi đầu mối và liên hiệp tổ chức thủy lợi cơ sở họp thống nhất phương án chuyển giao, thỏa thuận về tỷ lệ chia sẻ kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trên cơ sở các công việc được chuyển giao quản lý, quy mô diện tích phụ trách tưới, tiêu và hiện trạng công trình;

c) Tổ chức khai thác công trình thủy lợi đầu mối phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức chuyển giao công trình cho liên hiệp các tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 32. Quy định chuyển tiếp

1. Công trình thủy lợi đang khai thác chưa có quy trình vận hành, chậm nhất là 03 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, phải có quy trình vận hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trừ công trình thủy lợi nhỏ.

2. Đối với hồ chứa nước đang khai thác chưa có quy trình vận hành, thời hạn phải có quy trình vận hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

Điều 33. Hiệu lực thi hành

15

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, thay thế Thông tư số 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi; Thông tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20/12/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức hợp tác dùng nước.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.

Biểu mẫu thực hiện

Bao gồm

IV. Cách thức & lệ phí thực hiện #

V. Thành phần hồ sơ #

TroLyPhapLuat.ai

Khám phá thêm

Thông tin về chủ sở hữu Website:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIETDEVELOPERS

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0109967130 do Sở KH&ĐT TP.Hà Nội cấp ngày 15/04/2022.
Đăng ký lần đầu: ngày 15 tháng 04 năm 2022. Đăng ký thay đổi lần thứ 1: ngày 10 tháng 5 năm 2023 .
Địa chỉ trụ sở chính: Số 25, ngách 18 ngõ 91 Ngô Thì Sỹ., Phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội.
Địa chỉ liên hệ: Số 25B, ngõ 139 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0374.647.306
Email: lienhe@trolyphapluat.ai